Phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong mùa hè.

Thứ tư - 10/05/2023 23:25
Hiện nay, Ngộ độc thực phẩm là vần đề hết sức phức tạp và đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của con người.

Trong mùa hè, thời tiết nóng nực và mưa nhiều dễ khiến cho thực phẩm bị ôi thiu, dễ bị nhiễm khuẩn. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, việc bảo đảm an toàn thưc phẩm trong mùa hè là rất cần thiết để phòng tránh việc trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, bên cạnh việc chú ý về độ tươi, ngon và an toàn của thực phẩm, các bố mẹ cũng cần kiểm soát kĩ những vật dụng, chai lọ, thuốc trong nhà đề phòng trẻ uống hoặc ăn nhầm. Bên cạnh đó, những kĩ năng sơ cấp cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm cũng rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh.

Vì vậy, các bố mẹ và người chăm sóc trẻ hãy cùng tham khảo và lưu ý một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ và cách thức sơ cứu khi trẻ ngộ độc dưới đây.
1. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm trong mùa hè:

        - Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
        -Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
        - Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng…
        - Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
         - Thức ăn không được nấu chín kĩ để “tiêu diệt” các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
        - Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
        - Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

         2. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:
     Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.
         3. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
      - Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho trẻ  uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được và sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
      Lưu ý: Chỉ gây nôn khi trẻ  còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm. Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho trẻ uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước. 
 4.Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ

1, Hướng dẫn trẻ ăn, uống sạch, không ăn thức ăn lạ, thức ăn ôi thiu, nấm lạ, không cho các đồ vật lạ vào miệng;

2, Các loại thuốc uống phải được để trong tủ thuốc có khóa cẩn thận, hoặc để ở vị trí ngoài tầm với của trẻ;

3, Các vật chứa chất độc hại nguy hiểm, chất tẩy rửa, sát khuẩn để trong kho, tủ chứa đồ an toàn hoặc ngoài tầm với của trẻ; giữ hoặc dán nhãn mác, hướng sử dụng, cảnh báo nguy hiểm rõ ràng;

4, Không sử dụng các vật chứa, đựng, bảo quản hóa chất để đựng đồ ăn, thức uống hoặc không sử dụng các vật đựng, bảo quản đồ ăn thức uống để chứa các chất khác như xăng, cồn, dầu hỏa.

download


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

nghithinh

Thông báo - Lịch làm việc

Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Du lich dia phuong
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay400
  • Tháng hiện tại5,722
  • Tổng lượt truy cập40,873
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây