Đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới

Thứ tư - 29/06/2022 05:27
Thực hiện Công văn số 1459/UBND-LĐTBXH ngày 13 tháng 06 năm 2022 của UBND huyện Nghi Lộc về việc báo cáo đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới
ỦY BAN NHÂN DÂN                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    
    XÃ NGHI THỊNH                                                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

      Số:        /BC- UBND                                                    Nghi Thịnh ,   ngày      tháng  6  năm 2022
   
BÁO CÁO
Đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới
(Số liệu báo cáo và kết quả thực hiện Luật Bình đẳng giới được tính từ ngày
01/7/2007 đến ngày 01/5/2022
)
  
 
                 Kính gửi :   -  Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Lộc 
                                     - Phòng Lao động Thương Binh Xã Hội Huyện Nghi Lộc
            Thực hiện Công văn số 1459/UBND-LĐTBXH  ngày 13 tháng 06 năm 2022 của UBND huyện Nghi Lộc về việc báo cáo đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới; UBND xã Nghi Thịnh đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới cụ thể như sau: 
I. THUẬN LỢI
            Nghi Thịnh bao gồm 5  xóm .Phân bố dân cư tương đối đồng đều, không có giáo dân. Tổng số hộ dân trên địa bàn là  1516  hộ, dân số khoảng 5963  nhân khẩu,Tình hình kinh tế - xã hội tác động  đến luật thi hành bình đẳng giới trong 15 năm qua. Nhìn chung trong 15 năm qua  tình hình KT XH trên địa bàn ngày càng ổn định, an ninh chính trị được giữ vững. Nhiều công trình tiếp tục được thu hút đầu tư và đi vào hoạt động; đời sống của nhân dân tương đối ổn định;Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể phát huy tốt vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
                    Công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để thực hiện công tác bình đẳng giới ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả góp phần vào sự ổn định xã hội của địa phương. Hội phụ nữ và ban vì sự tiến bộ phụ nữ đã tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển bền vững.               
2. KHÓ KHĂN
                  Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nắng nóng kéo dài,dịch bệnh Covid 19  đang có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống,sinh hoạt của người dân cũng như  tư tưởng của hội viên phụ nữ, ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động của các ban nghành.
  II.  TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
  1. Về công tác ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành
            UBND xã đã ban hành và nỗ lực triển khai các chính sách, giải pháp nhằm
đạt được các mục tiêu bình đẳng giới trong từng lĩnh vực cụ thể như: Kế hoạch,
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Kế hoạch hành động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ  giai đoạn 2011-2015 và chương trình về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới,truyền thông về bình đẳng giới.
            Ngoài ra, hàng năm đều ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn… và mới đây là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Đây là các văn bản quan trọng nhằm cụ thể hoá các mục tiêu,giải pháp để thực hiện các quy định của Luật Bình đẳng giới, đồng thời thể hiện quyết tâm của UBND xã trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn.
2 . Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương:
                Ban VSTBPN xã phối hợp với công chức tư pháp hộ tịch, viên chức Dân số KHHGD xây  dựng các kế hoạch hoạt động, thực hiện khá tốt việc tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới đến tận các cơ sở.Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như: Luật Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, Luật hôn nhân gia đình, Luật hòa giải cơ sở, Luật trẻ em…. Từ đó đã tạo được sự thống nhất trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch thực hiện bình đằng giới trên địa bàn.
Tập trung phát triển kinh tế, văn hóa xã hội thông qua các hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi cho thu nhập cao. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, trong đó quan tâm lực lượng lao động nữ.
3. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và tập huấn về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ
            Các hình thức truyền thông, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ: Tổ chức bằng việc lồng ghép tại hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, hội nghị tư vấn sức khỏe và tại các hội nghị tổng kết của các tổ chức đoàn thể
4 . Xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

     Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; UBND xã chỉ đạo thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ,kịp thời kiện toàn khi có sự thay đổi về nhân sự trong các năm 2011, 2015, 2019,2020,2022. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban VSTBPN  để theo dõi, triển khai các nhiệm vụ được phân công đạt kết quả.
5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác BĐG
UBND  xã chỉ đạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ  xã phối hợp với công chức Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai pháp luật bình đẳng giới và các văn bản liên quan đến sự tiến bộ phụ nữ cho các thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ  xã và đội ngũ cán bộ chủ chốt các  ban, ngành, đoàn thể .

7. Công tác đảm bảo thực hiện các quy định bình đẳng giới trong công tác
tổ chức và hoạt động tại cơ quan

                       Thực hiện tốt việc giới thiệu, quy hoạch, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp ủy và quản lý các nhiệm kỳ 2005 -2010; nhiệm kỳ 2010 -2015; nhiệm kỳ 2015 -2020,
nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo quy định. Đội ngũ cán bộ nữ  thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn, quản lý Nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nữ được chú trọng. Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã hướng dẫn các cơ sở Hội tuyên truyền về phong trào thi đua, các văn bản Luật, các Đề án của Hội.

                       Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức cho trên  670  hội viên, phụ nữ trong việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên, phụ nữ. Nhìn chung, công tác cán bộ nữ đã đạt được những kết quả tốt, từng bước làm chuyển biến nhận thức về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
8. Đánh giá đối với từng lĩnh vực quy định tại Luật: chính trị; kinh tế;
lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể
dục, thể thao; y tế; gia đình

8. 1. Trong lĩnh vực chính trị
            Vì lý do lịch sử và tâm lý xã hội, trong lĩnh vực này, nam giới hiện đang chiếm ưu thế so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ ngày càng bình đẳng hơn trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và các tổ chức đoàn thể. Tỷ lệ nữ đảng viên trong tổng số đảng viên mới kết nạp đã có xu hướng tăng lên hàng năm. Công tác phát triển, quy hoạch cán bộ nữ đã đươc  quan tâm, đào tạo đề bạt, bố trí cán bộ nữ giữ các chức danh chủ chốt.
 - Tỉ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện có 1 đồng chí đạt 100%
-  Kết quả bầu BTV có 5 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí nữ, chiếm tỉ lệ : 20 % ; BCH gồm 15 đồng chí có 7/15 đồng chí là nữ, chiếm tỉ lệ  : 46.6 %
- Đại biểu HĐN cấp xã có 13/25 đồng chí là nữ, chiếm tỉ lệ  52 %.
  - Tỉ lệ nữ tham gia HĐND, UBND là lãnh đạo chủ chốt có 1 đồng chí đạt 100%.
  - Tỉ lệ nữ trong cơ quan đảng, tổ chức chính trị- xã hội là lãnh đạo chủ chốt có 3/8 tổ chức  đạt 37.5%
Đội ngũ cán bộ, công chức tăng về số lượng và chất lượng, đặc biệt là cán bộ, công chức nữ.Phụ nữ ngày càng có cơ hội bình đẳng với nam giới trong việc xây dựng và thực hiện  quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. Nam giới và nữ giới đã cùng bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện  quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
8. 2. Trong lĩnh vực kinh tế và lao động
Bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ chỉ thực sự đạt được khi phụ nữ có khả năng độc lập về kinh tế. Trong những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ trong tổng số lao động có việc làm là  60 % % Tỷ lệ nam giới và phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức gần bằng nhau
            Theo kết quả điều tra lao động - việc làm 6 tháng đầu năm 2022 , lao động nữ đã tham gia ngày càng nhiều trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành thương mại, dịch vụ và các ngành công nghiệp tại các  nhà máy.
            Tỷ lệ lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động hàng năm cũng ngày 1 tăng lên so với nam giới.
Sau khi có Luật đất đai sửa đổi năm 2003, đã có gần 90% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mới có tên cả vợ và chồng đã tạo thuận lợi cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc thế chấp vay vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
                Tiếp tục duy trì các hoạt động "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế",            Phối hợp UBND xã tổ chức  hội triển khai xây dựng cánh đồng  thu nhập cao tại các  xóm ,  Phối hợp Ban ban khuyến nông tổ chức đăng ký giống và tập huấn sản xuất  các loại cây trồng cho năng suất cao  có 150 lượt  hội viên tham gia  đồng thời Tuyên truyền vận động nhân dân phòng trừ các dịch bệnh trên các loại cây trồng. 
            Công tác  đào tạo nghề hàng năm được UBND xã Phối hợp Hội nông dân, hội phụ nữ xã tham gia  mở lớp học như :  trồng rau an toàn, chăn nuôi thú y, nấu ăn thu hút nhiều học viên tham gia .
            8. 3. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo có thể thông qua các chỉ tiêu như:  số người được đào tạo đại học là nữ chiếm 90 % ; 100% tỷ lệ nữ cán bộ công chức trong tổng số cán bộ công chức được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ,tin học .Tỷ lệ phổ cập biết chữ cho nữ giới ở độ tuổi từ 15 đến 40 : 100%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học Tiểu học, cấp THCS đạt 98%;  trong đó tỷ lệ học sinh nữ hoàn thành cấp tiểu học, cấp THCS : 90% .Tỷ lệ nữ công chức, viên chức công tác trong ngành giáo dục và đào tạo; Trình độ (thạc sỹ; Đại học; cao đẳng) : 67  đồng chí, trong đó có 41 đồng chí có trình độ đại học, 20 có trình độ Cao đẳng, 6 đồng chí có trình độ thạc sỹ.Tỷ lệ nữ giữ chức vụ lãnh đạo trong ngành giáo dục: 4 đồng chí
8.4.  Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của nhân dân và phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú như vận động phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế, vận động nam giới chia sẻ trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; lồng ghép với các hoạt động thường xuyên của Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân các cấp. Điều này đã tạo điều kiện để nam giới và phụ nữ bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
       Ban VSTNPN đã xây dựng Chương trình phối hợp giữa Hội LHPN và ban dân SKHHGĐ, phối hợp tổ chức nói chuyện chuyên đề “ Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em gái và  một số chính sách dân số trong gia đoạn hiện nay” với sự tham gia buổi nói chuyện chuyên đề có: 420 cán bộ, hội viên  phụ nữ tham gia,  có tổng số  691 cặp vợ chồng đang sử dụng các biện pháp tránh thai KHHGĐ .
Trong năm qua, tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai trên 3 lần đạt tỷ lệ 98 %..Tỷ lệ bà mẹ khi sinh con được cán bộ y tế chăm sóc cũng không ngừng tăng lên chiếm 95% .Các hoạt động về khám thai trên 3 lần cho phụ nữ có thai trước khi sinh,được cán bộ y tế hỗ trợ chăm sóc trước sinh, trong sinh và sau sinh cho phụ nữ có thai đã góp phần giảm dần tỷ suất chết của các bà mẹ có liên quan đến thai sản.
 Trạm y tế có : 4  nữ hộ sinh, 1 Bác sỹ là nữ.5 y tá nữ dự phòng ở cơ sở xóm.Trạm có sẵn các tài liệu truyền thông về sức khỏe sinh sản và thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe ngày một tăng,trạm y tế đảm bảo cung cấp thuốc, vật tư thường xuyên cho  các bà mẹ an toàn, trạm y tế có đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ 100 % cán bộ y tế thôn xóm có đủ thuốc, dụng cụ thiết  yếu phục vụ đỡ đẻ sạch, an toàn.
8.5. Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
Nam giới và phụ nữ ngày càng bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao. Điều này được thể hiện rõ qua các thành tích của cả nam giới và phụ nữ trong các hoạt động thể dục, thể thao hàng năm
8.6. Trong lĩnh vực gia đình
 Ban VSTBPN, phối hợp với Ban Thường vụ Hội LHPN xã  đã xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo hoạt động, tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng để hướng dẫn và triển khai cho các  chi Hội  thực hiện đồng thời tổ chức đăng ký thi đua hàng năm . Tổ chức phát động đợt thi đua đặc  biệt gắn với việc thực hiện phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Rèn luyện 4 phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang" chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội... trong toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ. Thông qua việc phát động đăng ký thực hiện phong trào thi đua có 100% cán bộ, 95% hội viên, phụ nữ đăng ký.
         8.7. Trong lĩnh vực xã hội và BĐG
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung 4 phẩm chất : "Tự  tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang" của phụ nữ Việt Nam thông qua các hình thức: sinh hoạt chi hội, sinh hoạt câu lạc bộ,giao lưu văn nghệ,hái hoa dân chủ," Tuyên tuyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" tổ chức  mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề.
- Thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch": Ban VSTBPN , hội liên hiệp phụ nữ xã tập trung triển khai tổ chức cho các hộ gia đình cán bộ, hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện, đăng ký 8 tiêu chí của cuộc vận động  gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó mỗi chi Hội phụ  nữ  đã  đảm nhận 1 công trình và  1 nội dung liên quan đến xây dựng quỹ Hội  tại các chi Hội bằng các hoạt động cụ thể.Thông qua các hoạt động các chi Hội  đã lựa chọn và triển khai một số mô hình sáng tạo như:  mô hình “Thùng rác văn minh trên cánh đồng” tại chi hội phụ nữ 12. Câu lạc bộ “Phụ nữ với tứ đức thời nay” tại chi hội 10.
- Phát huy các nguồn vốn nội lực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, sáng tạo, khởi nghiệp", "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp gia đoạn 2017-2025"
- Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, vận động phụ nữ và gia đình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục duy trì  mô hình điểm “ thùng rác văn minh trên cánh đồng” làm tốt công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường các mô hình sản xuất sạch, chế biến sạch vì môi trường và sức khỏe cộng đồng.  
- Tiếp tục  triển khai  và  tổ chức các hoạt động thiết thực các đề án 343, 295,  xây dựng các mô hình mới hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.  Phối hợp tổ chức làm tốt công tác vận động  tuyên tuyền  : phụ nữ với pháp luật, phụ nữ tiết kiệm giúp nhau xóa nghèo , xây dựng chi hội vững mạnh toàn diện, phụ nữ 4 chuẩn mực...
II. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Những hạn chế và tồn tại
- Thiếu cán bộ làm công tác bình đẳng giới, đặc biệt ở cơ sở. Kiến thức về giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác bình đẳng giới nói riêng vẫn còn hạn chế.
- Hầu như chưa bố trí kinh phí cho các hoạt động bình đẳng giới, dẫn đến tình trạng đơn vị chưa lập được dự toán kinh phí cần thiết bố trí cho các hoạt động này.
Bên cạnh những hạn chế cơ bản nêu ở trên, còn có những hạn chế đặc thù cho từng lĩnh vực, như sau:
- Trong lĩnh vực Chính trị:
Công tác qui hoạch cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến thiếu cán bộ nữ kế cận cho nhiều vị trí lãnh đạo, quản lý.
Nhìn chung tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn thấp so với sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động nữ và so với cán bộ quản lý, lãnh đạo nói chung.
Một số ngành, tuy có tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số (như Y tế, Giáo dục) nhưng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn ít hơn so với nam.Ngành giáo dục - đào tạo, tuy tỷ lệ nữ cán bộ, công chức khá cao, nhưng sự tham gia của họ vào các vị trí lãnh đạo còn khiêm tốn.
            - Trong lĩnh vực lao động: Mặc dù, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc làm tăng lên và có khả năng vượt kế hoạch, nhưng lao động nữ chủ yếu vẫn chiếm số đông ở những lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao.
            Mặc dù không có sự phân biệt về giới trong chính sách tiền lương, song thu nhập thực tế giữa lao động nam và nữ vẫn chênh lệch, do lao động nữ ít có điều kiện làm việc trong những ngành, nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao.
            -Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo:Do phải thực hiện thiên chức làm mẹ, phụ nữ đã gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình phấn đấu, tu dưỡng và học tập vươn lên, đặc biệt khi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
            - Trong lĩnh vực y tế: tỷ lệ tử vong bà mẹ vẫn có thể xảy ra do trong quá trình mang thai và sinh đẻ có nhiều rủi ro.
            - Trong lĩnh vực gia đình: Đến nay, suy nghĩ và quan niệm bình đẳng giới còn bị ràng buộc khá nhiều bởi những khuôn mẫu định kiến về giới: Phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính các công việc nội trợ, chăm sóc, còn nam giới vẫn được xem là người giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Tâm lý thích sinh con trai hơn con gái, nên tỷ số giới tính khi sinh đã có sự gia tăng trong những năm gần đây.Hình thức bạo lực gia đình phổ biến là bạo lực của chồng đối với vợ.
Một số cán bộ, hội viên tham gia làm việc tại các công ty,nhà máy nhiều nên dẫn đến tham gia sinh hoạt và hoạt động các phong trào thi đua còn hạn chế,tư tưởng định kiến về giới vẫn còn tồn tại, một số xóm tỷ lệ vẫn còn sinh con thứ 3 trở lên, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm  là những yếu tố khó khăn tác động đến đời sống, tư tưởng cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc triển khai các hoạt động  
2. Nguyên nhân       
- Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng mang tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân.
- Trách nhiệm đối với công việc gia đình là một trong những cản trở phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo, do vậy ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Ở nước ta, vẫn tồn tại quan niệm cho rằng, những việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con cái là công việc của phụ nữ.
- Thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, đặc biệt ở cơ sở.
- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội là công việc còn mới mẻ.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, phụ nữ. Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước như: Giới, Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ, phòng chống xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em. Tăng cường công tác tuyên truyền DSKHHGĐ, phòng chống bạo lực, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ trẻ em và các tệ nạn xã hội từ gia đình.
- Tập trung trước tiên vào việc nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, người lãnh đạo, đảng viên, chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử giới thông qua việc mở các chuyên mục, chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói, mạng Internet và thông qua các hội nghị,tập huấn cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên.
2. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cơ sở
-Liên tục kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về bình đẳng giới khi có sự thay đổi về nhân sự ; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Tổ chức tập huấn kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ nữ nói riêng.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
a) Để bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới, vấn đề quan trọng là phải có nguồn lực tài chính, có ngân sách, có sự phân bổ theo mục tiêu nhằm đảm bảo lồng ghép giới trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Do đó, trong chính sách tài chính, chính sách ngân sách Nhà nước và phân bổ nguồn lực tài chính cần tính đến yếu tố giới trong mọi công việc, quy trình.
b) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện  các quy định của Luật Bình đẳng giới
Trên đây là báo cáo tổng kết 15 năm thi hành  luật Bình Đẳng giới trên địa bàn  xã Nghi Thịnh.
Nơi nhận:                                                                                     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- Phòng LĐTB&XH (BC);                                                                          CHỦ TỊCH
- TT Đảng ủy- HĐND;
- Các thành viên ban;
- Lưu VT.
                                                                                                       
                                                                                                  Nguyễn Thị Thu

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

nghithinh

Thông báo - Lịch làm việc

Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Du lich dia phuong
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay784
  • Tháng hiện tại3,455
  • Tổng lượt truy cập38,606
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây